Liệu Collagen có phải là phương pháp hữu hiệu nhất hỗ trợ bạn trong việc duy trì nét thanh xuân của làn da và vóc dáng?
Ngày nay, một trong những từ khóa phổ biến nhất trong thế giới làm đẹp của chị em phụ nữ là “collagen”. Những sản phẩm làm đẹp lần lượt cho ra đời đều tập trung để mang đến hiệu quả bổ sung collagen cho cơ thể. Phải chăng collagen chính là “thần dược” cho làn da và sức khỏe, liệu bạn đã hiểu hết về chức năng và vai trò của collagen hay chưa?
(Ảnh: The Beauty Heaven)
CHỨC NĂNG CỦA COLLAGEN
Collagen là một loại protein phổ biến trong cơ thể người, chiếm 25% tổng lượng protein trong cơ thể. Từng sợi collagen đảm nhận nhiệm vụ chính là tạo sự co giãn, đàn hồi của các cơ da. Bên cạnh đó, collagen còn đóng vai trò thành phần chính của các mô liên kết, như một chất keo kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau tạo nên những bộ phận hoàn chỉnh mang đến khả năng chịu lực cao. Gân, sụn, dây chằng, xương… đều được cấu thành từ nguồn collagen có sẵn trong cơ thể. Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ chỉ ra công dụng collagen quan trọng như thế nào đối với sự sống và sức khỏe của con người.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, collagen chiếm 70% cấu trúc da, phân bổ chủ yếu ở lớp hạ bì và quyết định tới 60% khả năng đàn hồi, độ săn chắc da của cơ thể. Cũng chính vì thế, bạn đã hiểu được vì sao collagen là chìa khóa giúp bạn duy trì tuổi thanh xuân qua vẻ đẹp của làn da, vóc dáng chuẩn và sức khỏe luôn cân bằng.
TÁC DỤNG CỦA COLLAGEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ LÀN DA
Collagen là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất các axit amin cho da, xương, tóc, sụn,.. và các mô khác của cơ thể nhằm cải thiện sự tái tạo và phục hồi các vấn đề thương tổn mà chúng đang mắc phải. Hãy xem tác dụng cụ thể của collagen mà có thể chúng ta chưa biết là gì nhé.
– Xương: ngoài canxi, collagen giữ vai trò là các sợi liên kết khung xương với nhau. Với tính chất tỉ lệ thuận, khi lượng collagen suy giảm cũng là lúc xương dần yếu đi và không còn sự dẻo dai như trước. Ngoài ra, collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh khác liên quan đến xương
(ảnh: Adashiko)
– Sụn: Collagen chiếm 50% cấu tạo sụn nhằm giảm thiểu sự ma sát giữa các khớp xương và sụn, tránh gây biến dạng.
– Mạch máu: Collagen là hợp chất sản sinh ra máu, duy trì sự lưu thông máu huyết và đề phòng xơ cứng động mạch, chứng cao huyết áp. Chính vì thế mà càng lớn tuổi, collagen lại cần thiết để được quan tâm bổ sung hơn cả để tránh những chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
– Hệ miễn dịch và não bộ: Khả năng hỗ trợ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, collagen còn có tác dụng tăng cường hoạt động của não.
– Đôi mắt: Collagen tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể ở dạng kết tinh. Tuổi càng tăng, lượng collagen sụt giảm sẽ làm giác mạc hoạt động kém, ảnh hưởng tới thị lực và làm cho thủy tinh thể mờ đi do chất amino bị lão hóa.
– Tóc, móng chân, móng tay: Cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng. Do đó, collagen giúp cho tóc và móng chân, móng tay chắc khỏe và mái tóc óng mượt, không dễ gãy rụng.
(ảnh: The Beauty Heaven)
– Làn da: hiệu quả rõ rệt nhất trong việc đầy đủ Collagen thể hiện ở làn da. Collagen tạo sự đàn hồi và liên kết giữa các mô da, biểu bì, thúc đẩy sự trao đổi chất giúp cho làn da săn chắc cũng như tái tạo vết thương mau lành. Ngoài ra, làn da sẽ phản kháng mạnh mẽ bởi quá trình ooxxy hóa để duy trì nét thanh xuân cho bạn bất chấp cả thời gian.
Thanh xuân tưởng chừng như rất bất biến trước thời gian thì nó lại trở nên đơn giản để gìn giữ khi bạn nắm được đâu là chìa khóa dành riêng cho mình. Hãy chọn cho mình những cách bổ sung và duy trì lượng collagen cần thiết trong cơ thể.