Chỉ cần thức trắng một đêm, cơ thể có thể bị tàn phá nhiều hơn bạn tưởng. Việc hy sinh giấc ngủ chỉ một đêm cùng với cà phê để hoàn thành công việc đúng thời hạn là địa ngục đối với cơ thể của bạn.
.
Chúng ta không chỉ nói đến cảnh bạn ngủ gục bên laptop vào buổi trưa ngày hôm sau hoặc tính tình trở nên cáu kỉnh khác thường. Chúng ta nói đến những tác hại về mặt ngắn hạn và dài hạn, về thể chất lẫn cảm xúc và đáng sợ hơn cả – bạn không thể bù đắp lại cho cơ thể khi những tác hại ấy đã xảy ra.
Nếu bạn vẫn sống trong những ngày huy hoàng thời đại học với những cuộc vui thâu đêm, sau đây là 5 tác hại của thức khuya mà bạn sẽ không bao giờ ngờ đến.
.
Dễ hoảng loạn (và béo bụng)…
Phải có lý do mà thiếu ngủ được xem là một trong những kỹ thuật tra tấn. Tác hại của thức khuya là mức độ cortisol (hormone gây căng thẳng) tăng đột biến. Thông thường, mức độ cortisol sẽ giảm xuống nếu bạn ngủ đúng giờ. Thế nhưng, những nghiên cứu đã cho thấy chỉ một đêm không ngủ, mức độ cortisol giảm chậm hơn 6 lần vào tối hôm sau so với những người ngủ đủ giấc. Và kết quả là lượng cortisol tăng cao làm giảm khả năng chịu đựng căng thẳng, khiến bạn dễ bị hoảng loạn và trầm cảm kinh niên. Điều này cũng là một vòng tròn lẩn quẩn: bạn mệt mỏi sau một ngày làm việc và không thể ngủ được về đêm vì căng thẳng và mức độ cortisol bắt đầu tích tụ. Còn một điều nữa là nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cortisol ở mức độ cao sẽ dẫn đến chứng béo bụng ở phụ nữ..
Dễ mắc bệnh hơn
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn thiếu ngủ, số lượng tế bào T (tế bào bạch cầu) sẽ giảm sút và số lượng cytokines gây viêm nhiễm gia tăng, khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và cảm cúm. Thức khuya cũng khiến các mũi tiêm phòng cúm bị vô hiệu vì hệ miễn dịch bị ức chế. Điều này khiến cơ thê sản sinh ra ít lượng kháng thể cần thiết để đáp ứng được vaccine, hệ miễn dịch hoạt động chậm khiến bạn dễ mắc cúm hơn.
Bạn cũng có thể mắc bệnh tim mạch khi bị sổ mũi. Những nghiên cứu cho thấy bạn ngủ càng ít thì mức CRP, loại protein tăng lên khi cơ thể bị viêm nhiễm, sẽ càng cao. Và các nhà nghiên cứu tin rằng việc này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chứng bệnh có liên quan đến tim mạch. Chắc hẳn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tỉ lệ tử vong của bạn sẽ tăng lên nếu bạn ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi tối.
.
Bạn tăng cân. Có thể bạn cũng bị tiểu đường
Một đêm không ngủ sẽ khiến lượng leptin và ghrelin, hai hormone kiểm soát sự thèm ăn của bạn. Leptin thông báo cho bộ não khi bạn đã no và khi cơ thể bắt đầu đốt cháy calorie. Ghrelin sẽ thông báo cho bộ não khi bạn ăn và khi cơ thể ngừng đốt cháy calories để dự trữ năng lượng.
Khi bạn thức trắng 24 tiếng (hoặc hơn), lượng leptin giảm mạnh và ghrelin sẽ tăng cao, đồng nghĩa với việc não bộ sẽ nhận được tín hiệu “tôi đói bụng” và tín hiệu chấm dứt việc đốt cháy calorie. Kết quả là bạn sẽ ăn đêm với những món ăn có hại cho cơ thể (bởi vì bạn sẽ không bao ăn bông cải xanh vào lúc 2 giờ sáng) và sự trao đổi chất lúc này diễn ra rất chậm. Thiếu ngủ cũng cản trở cơ thể điều hòa lượng đường trong máu và chuyển hóa đường thành năng lượng. Thức khuya khiến thận lọc glucose vất vả hơn, chất kháng insulin tăng lên… vậy là bạn đã bị tiểu đường type 2..
Dung mạo trở nên xấu xí
Về đêm, da bạn bước vào chế độ tái tạo khi lưu lượng máu được lưu thông nhiều hơn, các mảnh tế bào chết được loại bỏ và tái tạo, làn da sẽ được phục hồi sau khi bị tàn phá cả ngày dài. Thế nhưng, khi bạn không ngủ, da không thể tái tạo tế bào mới, đồng nghĩa với việc da mặt sẽ giữ lại toàn bộ các tác nhân gây viêm nhiễm, các gốc tự do khiến da bị lão hóa nhanh hơn. Những nghiên cứu cho thấy những người thức khuya có nhiều nếp nhăn hơn, da không đều màu và kém đàn hồi hơn những người ngủ đủ giấc. Giấc ngủ là thứ cơ bản nhất giúp chống lại chứng lão hóa da.
.
Ung thư vú
Bạn không sinh hoạt về đêm trong bóng tối, và một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ tiếp xúc nhiều với ánh sáng đèn vào ban đêm (cụ thể là những người làm việc ca đêm) có tỉ lệ bị ung thư vú cao hơn những phụ nữ khác. Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận làm việc ca đêm là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Những nhà nghiên cứu tin rằng phenomenon có liên quan đến melatonin, hormone kiểm soát giấc ngủ. Melatonin giảm khi có đèn sáng, và melatonin cũng góp phần ức chế estrogen. Các nhà khoa học nói rằng lượng melatonin thấp đồng nghĩa với lượng estrogen cao, khiến tăng cường sản sinh các tế bào vú. Nhiều tế bào vú đồng nghĩa với nhiều nguy cơ các tế bào phát triển bất thường (nguyên nhân gây ung thư vú).
__Nguồn: ELLE VIỆT NAM