Retinaldehyde – retinoid với độ kích ứng thấp

Retinoids là các hoạt chất mạnh nhất trong công cuộc trị mụn và chống lão hóa. Ngoài tretinoin, các tiền chất khác thuộc nhóm retinoids như retinol cũng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc các hoạt chất này gây kích ứng cho da nhạy cảm cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Retinaldehyde được ứng dụng vào mĩ phẩm trở thành giải pháp trị mụn và chống lão hóa cho làn da nhạy cảm.

Retinoids và các tiền chất

Các retinoid, chẳng hạn như acid retinoic (hay tretinoin, Retin-A), là một nhóm các tác nhân hóa học đã được chứng minh trên lâm sàng có khả năng làm mờ nếp nhăn và cải thiện các dấu hiệu lão hóa khác.
Nhược điểm của retinoid là nó có thể gây kích ứng trên các đối tượng nhạy cảm và nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích.

Một cách tiếp cận thay thế là sử dụng các tiền chất ít gây kích ứng hơn – các hợp chất ở trạng thái bất hoạt nhưng có thể được chuyển thành dạng retinoid có hoạt tính trong cơ thể. Tiền chất retinoid phổ biến nhất trong chăm sóc da là 2 dạng retinol và retinyl palmitate của vitamin A (thực tế, retinyl palmitate là một dạng dự trữ sinh học của retinol trong cơ thể).

Không may thay, dù ít gây kích ứng hơn nhưng retinol và retinyl palmitate tỏ ra hiệu quả kém hơn nhiều so với acid retinoic và các dạng retinoid hoạt tính khác. Nguyên nhân chính là do chúng phải trải qua ít nhất hai bước chuyển đổi trước khi trở thành acid retinoic, sự biến đổi này thường diễn ra chậm và tỷ lệ của nó cũng rất khác nhau ở mỗi cá thể. Kết quả là hiệu ứng chống lão hóa của retinol và retinyl palmitate trở nên kém hơn và ít đáng tin cậy hơn so với acid retinoic và các retinoid tương tự.

Tiền chất Retinaldehyde

May mắn thay, có một tiền chất retinoid ít phổ biến hơn mà chỉ cần một bước chuyển đổi để trở thành acid retinoic, đó là retinaldehyde (retinal) và hợp chất này cũng được xem là một dạng của vitamin A. Chỉ với một bước, cơ thể đã có thể chuyển đổi retinaldehyde thành acid retinoic hoặc retinol (sau đó có thể chuyển thành retinyl palmitate). Nhờ vào tính chất động học như vậy, việc điều trị da với retinaldehyde có thể tạo ra các kết quả điều trị gần với tretinoin trong khi làm giảm nguy cơ tác dụng phụ của thành phần này.

Retinaldehyde có tỉ lệ kích ứng thấp hơn

Như vậy, retinaldehyde có thực sự kết hợp được tác dụng của retinoid cùng với tỷ lệ kích ứng thấp hơn? Một nghiên cứu ở Đức tiến hành bởi Dr. Fluhr và cộng sự được công bố trên tạp chí Dermatology vào năm 1999 đã so sánh nguy cơ kích ứng của retinol, retinaldehyde cùng với acid retinoic và đã kết luận rằng cả retinol và retinaldehyde đều có khả năng dung nạp tốt hơn so với acid retinoic.

Retivance của SuzanObagiMD chứa Retinaldehyde nồng độ 0,1%

Một nghiên cứu ở Pháp được thực hiện bởi Dr. Boisnic và cộng sự (cũng đã được công bố trên tạp chí Dermatology năm 1999) đã quan sát khả năng của retinaldehyde trong việc đảo ngược các tổn thương trên da gây ra bởi bức xạ UVA. Họ kết luận rằng retinaldehyde thể hiện nhiều đặc tính của tretinoin trong lợi ích và tác dụng sinh học đối với lão hóa ánh sáng và đặc biệt trong cải thiện các mô liên kết của da thông qua việc thúc đẩy sự tái tạo các sợi đàn hồi và đảo ngược hư hỏng collagen do UVA.

Đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc những trường hợp không dung nạp được với retinioid, việc thoa retinaldehyde ngoài da có lẽ là một lựa chọn đáng để thử. Dù vậy, nồng độ và tần suất sử dụng tối ưu của retinaldehyde dùng ngoài hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể và vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng retinaldehyde ở các nồng độ từ 0.05% đến 0.1%.

Điều trị mụn bằng Retinaldehyde

Bên cạnh tác dụng trẻ hóa da, còn một ứng dụng khác mà retinaldehyde có thể cho hiệu quả ngang bằng hay thậm chí cao hơn so với retinoid, đó là điều trị mụn. Các retinoid, chẳng hạn như acid retinoic (tretinoin, Retin-A), đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị mụn trong nhiều thập kỷ. Rõ ràng rằng nhờ sự chuyển đổi thành acid retinoic trong cơ thể, retinaldehyde hoàn toàn có khả năng mang lại các tác dụng trên mụn tương tự như retinoid hoạt tính.

Hơn nữa, bởi vì ít gây kích ứng hơn so với retinoid, retinaldehyde có lẽ dễ dàng kết hợp hơn với các liệu pháp trị mụn có nguy cơ gây kích ứng khác chẳng hạn như acid alpha-hydroxy, acid beta-hydroxy hay benzoyl peroxide. Thực tế, hai nghiên cứu trên đã chứng minh được hiệu quả của retinaldehyde 0.1% thoa ngoài da kết hợp với acid glycolic 6% trong điều trị mụn.

Retivance chứa Retinaldehyde 0,1% kết hợp cùng Intense Daily Repair của SuzanObagiMD chứa PHA vô cùng hoàn hảo cho làn da nhạy cảm bị mụn, cần chống lão hóa

Bên cạnh đó, một số bằng chứng còn cho thấy rằng retinaldehyde sở hữu một số tác dụng kháng khuẩn chống lại P. acnes, loại vi khuẩn tham gia vào sự hình thành và phát triển của mụn. Thực tế, Dr Pechere và cộng sự từ bệnh viện Geneva University, Geneva, Switzerland đã chứng tỏ rằng retinaldehyde là một tác nhân kháng khuẩn mạnh hơn cả retinol hoặc acid retinoic (được công bố trên tạp chí Dermatology 2002).

Sẽ rất hữu ích để thực hiện các nghiên cứu so sánh trực tiếp retinaldehyde với acid retinoic và các retinoid khác như một thành phần hoạt chất điều trị mụn. Các nghiên cứu đến nay cho thấy rằng retinaldehyde có nhiều hứa hẹn đáng kể trong khả năng điều trị mụn, đặc biệt là khi kết hợp với các tác nhân chống mụn khác.

Theo khoahoclanda

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger